Để biết được liệu xăm môi có được ăn rau ngót không thì điều mà bạn cần ghi nhớ chính là thành phần dinh dưỡng của thực phẩm này. Những yếu tố để quyết định có được ăn hay không là do phản ứng của các dưỡng chất có trong thực phẩm, với tình trạng tổn thương của môi sau xăm.
Rau ngót vừa là thực phẩm, cũng vừa là thuốc điều trị cho những tổn thương bởi nó có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ở trong rau ngót có hàm lượng vitamin A, C rất cao, nhiều protein, vi chất dinh dưỡng như là canxi, sắt và đặc biệt đó là chất xơ.
Trong 100gr rau ngót chứa đến 6mg vitamin A, việc có hàm lượng vitamin A cao này sẽ giúp củng cố lớp trên cùng của biểu bì, chống lại những yếu tố như bụi bẩn, vi khuẩn,... Điều đó sẽ giúp quá trình môi đóng vảy diễn ra nhanh hơn và cải thiện một số khuyết điểm khác của môi như nhiều rãnh nhăn, môi khô ráp,…
Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc sản sinh collagen và elastin, giúp môi hồi phục nhanh và có độ căng mọng đàn hồi. Không những thế, vitamin C còn giúp bảo vệ môi khỏi những tác động của tia UV, ngăn chặn sự hình thành của các sắc tố gây thâm môi và giúp cho màu xăm lên chuẩn.
Chất protein của rau ngót rất lành tính và không gây ra tình trạng thừa đạm như một số loại thực phẩm khác, do đó, nó vô cùng có lợi cho chị em xăm môi. Thành phần này sẽ giúp tế bào da được khôi phục tái tạo, giúp môi bong vảy nhanh chóng và rút ngắn thời gian phục hồi vùng xăm.
Khi xăm môi thì thường bạn sẽ có vết thương hở với kích cỡ nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Nhờ thành phần kẽm trong rau ngót sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng như nhiễm trùng, nổi mụn. Bởi đây là một chất diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả.
Chính bởi vì sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao mà rau ngót được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe đặc biệt, chữa được những tình trạng tổn thương của cơ thể.
Rau ngót đem lại nhiều công dụng tốt cho môi, khi ăn rau ngót thì vùng da môi bị tổn thương sau xăm sẽ nhanh lành, bong vảy và sẽ lên màu đẹp. Vì vậy để trả lời cho thắc mắc: “Xăm môi có được ăn rau ngót không?” chắc chắn là “CÓ”.
Những món ăn được nấu ra từ rau ngót thường được rất nhiều người ưa thích. Như bạn đã biết thì rau ngót có chứa hàm lượng Vitamin C rất cao, còn cao hơn những loại trái cây dòng họ cam, bưởi. Thành phần này có tác dụng giúp kích thích sản sinh collagen giúp những vết thương hở, vùng da đang tổn thương nhanh chóng phục hồi cũng như tái tạo tế bào da mới khỏe hơn.
Ngoài ra, thành phần Vitamin A có chứa trong rau ngót còn giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn, chống nhiễm khuẩn sau xăm môi, đồng thời, duy trì cho da môi khỏe mạnh sau khi lành lại. Công dụng này của Vitamin A trong rau ngót không chỉ ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào môi sau xăm, mà còn giúp môi lên màu tươi tắn, đẹp, căng mọng tràn đầy sức sống hơn.
Ngoài ra, vẫn còn những thành phần khác có chứa trong rau ngót cũng rất tốt cho đôi môi của bạn bởi vì chúng có khả năng giúp giữ cho đôi môi luôn mềm mại, ẩm mịn, chống lão hóa.
Sau khi đã có được câu trả lời chính xác cho việc xăm môi có được ăn rau ngót không, chắc hẳn nhiều người sẽ bắt đầu tìm kiếm để lựa chọn loại thực phẩm này giúp bổ sung vào bữa ăn của mình. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả nhất đối với tình trạng đôi môi hồi phục tốt sau khi xăm bạn nên ăn rau ngót đúng cách.
Rau ngót sẽ bị mất dinh dưỡng và không thể phát huy được công dụng vốn dĩ của nó nếu nấu không đúng cách. Để chế biến ra những món ăn ngon từ rau ngót, giữ trọn vị, đảm bảo dinh dưỡng thì bạn nên tham khảo các lưu ý dưới đây:
Không nên vò nát khi nấu bởi Vitamin A, Vitamin C rất dễ bị mất đi nếu bị vò nát. Do đó, bạn nên giữ nguyên lá rau ngót và cũng lưu ý nấu trên lửa vừa, nấu vừa chín, không đun sôi rau quá lâu.
Ăn ngay sau khi nấu là bí quyết giúp món ăn ngon hơn cũng như bảo tồn dinh dưỡng có trong rau ngót. Nếu để quá lâu sẽ khiến rau ngót chín nhiều, dễ đen, khó giữ được đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, không phát huy tác dụng.
Nên chọn mua rau ngót kỹ, đảm bảo rau bạn ăn không phun thuốc kích thích, trừ sâu,… Nên chọn mua bó rau có màu xanh lá mạ, lá mỏng cứng.
Ngâm rau với nước muối trước khi nấu phải nhớ, và rửa sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, chất độc hại.
Tránh nấu rau ngót với các thực phẩm cần kiêng sau khi xăm môi: thịt bò, thịt gà, tôm, hải sản, nước tương, trứng,…
Ngoài ăn rau ngót ra thì bạn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những thực phẩm nên ăn sau phun môi như: sữa tươi, nước ép dứa, trái cây có chứa nhiều Vitamin C,... để hỗ trợ môi nhanh hồi phục và lên màu đẹp hơn.
Giai đoạn sau khi xăm môi rất quan trọng, bạn cần phải kiêng cữ một số loại thực phẩm trong khoảng 1-2 tháng và bổ sung những thực phẩm nên ăn để môi lên màu đẹp.
Từ các thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có đáp án chính xác cho khúc mắc “Xăm môi có được ăn rau ngót không?”. Qua đó, Ngọc Hường hy vọng rằng các nàng sẽ biết cách để xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp nhất để đôi môi sau khi xăm tươi trẻ quyến rũ.