Sau khi phun môi, phần môi sẽ bị tổn thương nhẹ trên vùng biểu bì do tác động của kim xăm. Công đoạn này giúp đưa mực phun vào trong lớp biểu bì môi nên sẽ gây ra một số vết thương hở trên bề mặt môi. Do đó, nếu môi không được chăm sóc một cách thật cẩn thận thì bạn có thể sẽ làm cho môi bị nhiễm trùng, bị thâm sạm, phồng rộp,...
Chính vì vậy việc chăm sóc môi là điều rất cần thiết bởi nó quyết định đến 30 - 40 % đến sự thành công của đôi môi. Việc chăm sóc môi sau khi phun sẽ giúp môi nhanh lành hơn, nhanh hồi phục hơn đồng thời giúp màu môi lên chuẩn xác và đẹp hơn.
Mặc dù quy trình phun môi rất an toàn nhưng một sắc tố vẫn được tiêm vào dưới da và cơ thể sẽ cần có một thời gian để phục hồi. Do đó, bạn hãy tuân thủ các nguyên tắc sau đây để thời gian phục hồi môi sau phun được rút ngắn lại và nhanh lành hơn nhé:
Sau khi phun môi, nếu bạn không chăm sóc môi một cách cẩn thận thì rất có thể bạn sẽ làm cho môi bị sưng tấy, mưng mủ, nhiễm trùng gây nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, để tránh được tình trạng này thì bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh chăm sóc môi. Cụ thể là:
Sau khoảng 6 -8 giờ sau phun môi bạn hãy dùng một tờ khăn giấy khô thấm sạch nước mô còn đọng lại ở trên môi.
Trong 3 ngày đầu sau khi phun bạn cần hạn chế tối đa để môi dính nước, đặc biệt là những lúc uống nước, rửa mặt, súc miệng.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến việc vệ sinh môi sau khi ăn uống, dưới đây là một số mẹo vệ sinh môi:
Khi ăn uống thì bạn chỉ nên ăn các thức ăn nhẹ như cháo, súp để hạn chế tối đa nước dính vào môi
Nếu đồ ăn bị dính vào môi thì hãy sử dụng khăn sạch lau nhẹ nhàng và sử dụng nước muối để vệ sinh lại
Tuy đây chỉ là một vài mẹo nhỏ nhưng chúng có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng nước dính vào môi. Vì thế hãy tuân thủ các bước vệ sinh dưới đây để giúp bảo vệ đôi môi của bạn nhé:
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn mềm, sạch, chất liệu vải cotton mềm thì càng tốt, nếu không có thì bạn có thể sử dụng tăm bông sạch để lau đi lớp nước mô ở môi tiết ra sau khi phun.
Bước 2: Giặt sạch khăn hoặc lấy một cây tăm bông khác thấm với nước ấm, vắt bớt nước và lau lại môi. Nước ấm giúp loại bỏ được bụi bẩn, làm môi nhanh lành vết thương. Tuy nhiên không nên để nước tiếp xúc quá lâu ở trên môi.
Bước 3: Dùng tăm bông sạch khác lau lại một lần nữa để nước trên môi thấm hết vào bông, giúp môi sạch hoàn toàn và khô thoáng.
Trong suốt thời gian thực hiện và ngày đầu tiên sau khi phun môi, vết phun sẽ nổi rõ trên da. Lúc này bạn sẽ cần phải bôi Power Repair CSLab để giúp môi khô và lành vết thương nhanh hơn, loại thuốc này còn có tác dụng giúp các tế bào da kích thích tăng sinh collagen tái tạo tế bào da môi mới hồng hảo và tươi tắn hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bôi thuốc Chlorocina - H và Tetracyclin để cho lớp vảy bong nhanh hơn. Tuy nhiên chỉ bôi 2 loại thuốc này cho đến khi môi đã bong hết vảy thôi nhé.
Uống đủ nước để môi không bị khô rát, nứt nẻ. Tuy nhiên, khi uống nước bạn nên dùng ống hút để hạn chế nước tiếp xúc với môi.
Nếu môi bị đau, sưng tấy thì hãy lấy đá chườm hoặc khăn lạnh cho lên môi trong khoảng 4 - 5 giờ đầu khi phun. Tuy nhiên khi chườm đá bạn hãy lấy túi nilon để bọc viên đá lại để không cho nước chảy vào môi nhé.
Bôi lớp Vaseline lên môi bán niên để khi đánh răng nước không vào môi, sau đó loại bỏ Vaseline bằng miếng bông ẩm.
Nếu phần phun môi bị ướt thì hãy dùng khăn mềm sạch vỗ nhẹ để cho môi khô.
Sau khi phun môi, khoảng 3-7 ngày lớp da bên ngoài môi sẽ bong ra, nhưng lúc này da môi vẫn còn khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi những tác nhân bên ngoài. Do đó, để bảo vệ đôi môi đồng thời thúc đẩy quá trình lên màu nhanh và đúng màu như ý thì bạn cần phải:
Bôi Vaseline, dầu dừa, những loại son dưỡng có chiết xuất từ tự nhiên để môi duy trì được độ ẩm mướt, mềm mịn, tránh tình trạng môi khô, nứt nẻ khiến cho màu môi lên không như ý
Không liếm môi hay sờ lên môi vì như thế nó sẽ khiến môi dễ bị thâm tím, vùng môi bị tổn thương lâu lành và khó lên màu.
Uống đủ nước để cơ thể duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra được ổn định, giúp cho đôi môi bị tổn thương nhanh chóng phục hồi, đồng thời lên màu chuẩn sắc, đẹp và đều màu.
Ăn nhiều trái, thực phẩm giàu vitamin A, C, E nhằm giúp các tế bào môi tạo lớp màn bảo vệ giúp ngăn chặn những tác nhân bên ngoài để môi nhanh chóng phục hồi đồng thời giúp thúc đẩy lên màu đẹp.
Không nên ăn những thức ăn, thực phẩm đậm màu như nước tương, cafê, nước đậu đen,... vì nó dễ khiến cho màu môi nên màu không đẹp như ý muốn.
Bên cạnh đó, không được uống những thức uống có cồn, chất kích thích làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn màu không ổn định, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lên màu môi.
Môi sau khi phun là vùng da nhạy cảm nhất và cần phải được xử lý một cách thật cẩn thận. Do đó, sau khi phun môi tuyệt đối không được làm những điều sau:
Không đến nhà tắm, hồ bơi hoặc phòng xông hơi khô vì các lỗ mở ra ở độ ẩm cao và nhiệt độ cao. Điều này dẫn đến nhiễm trùng và giải phóng sắc tố dư thừa.
Không tắm nắng ngoài trời bởi bức xạ tia cực tím có ảnh hưởng xấu đến màu phun, làm cho màu phun không được đều màu.
Không ăn những thực phẩm cay, béo gây kích ứng màng nhầy, cùng với các chất gây dị ứng thực phẩm. Nên tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế thực phẩm có hại.
Không ăn rau muống, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản vì những thực phẩm này sẽ làm cho vết thương lâu lành hơn đồng thời làm ảnh hưởng đến màu môi của bạn
Không hôn sau khi phun môi vì hôn sẽ thúc đầy sự lây truyền nhiễm trùng và làm hỏng lớp vỏ môi.
Không sờ, đụng hay chạm tay lên môi để tránh môi bị nhiễm trùng, thâm tím và mưng mủ.
Không được trang điểm sát vùng môi sau khi xăm
Tuyệt đối không được dùng son màu sau khi phun môi
Sau khi phun môi, môi có thể bị sưng tấy và nhiễm trùng do không đảm bảo được vệ sinh trong và sau khi phun. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng này thì bạn có thể dùng nước muối sinh lý để sát trùng và bôi thuốc mỡ để giảm tình trạng sưng viêm. Nhưng cách tốt nhất là vẫn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và có cách xử lý tốt nhất.
Môi bị nổi mụn nước có thể là do khi phun không thực hiện đúng quy trình, không vệ sinh dụng cụ sạch sẽ, không chăm sóc đúng kỹ thuật. Do đó, để xử lý trường hợp này thì bạn chỉ cần làm sạch môi bằng nước và bôi acyclovir đều đặn.
Để xử lý trường hợp này thì bạn có thể thoa dầu dừa lên môi, nếu bôi dưỡng chất từ dầu dừa đều đặn và đúng cách sẽ giúp giảm thâm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải làm theo các bước sau để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nhiễm trùng:
Bước 1: Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất, bạn cũng có thể tự chế biến dầu dừa tại nhà
Bước 2: Vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý
Bước 3: Dùng bông tăm thấm và di đều dầu dừa lên môi
Bước 4: Để khoảng 20 - 30 phút đến khi dầu dừa bắt đầu khô thì rửa sạch môi bằng nước ấm
Trong thời gian này thì bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng. Sau khoảng 7 - 10 ngày thì bạn có thể đánh răng trở lại. Tuy nhiên, khi đánh răng bạn phải đánh một cách thật nhẹ nhàng, tuyệt đối không để bàn chải cọ xát vào môi.
Thời gian của quá trình tái tạo phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, loại da, kỹ thuật phun và đặc điểm riêng của cơ thể. Các cô gái trẻ sẽ mau lành hơn phụ nữ trên 30 tuổi. Với sự chăm sóc thích hợp sau quy trình phun môi thì môi sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng một tháng.
Như vậy bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho bạn toàn bộ cách chăm sóc môi sau khi phun. Hy vọng bạn sẽ áp dụng cách chăm sóc môi này để môi của mình nhanh chóng hồi phục đồng thời làm cho màu môi lên đẹp như mong muốn nhé.