Trước khi tìm hiểu BHA không nên kết hợp với gì, bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản về nó.
Tên đầy đủ của BHA là beta hydroxy acid, hay còn được gọi là acid salicylic. Chất này có tác dụng để làm bong các lớp tế bào chết, thông thoáng lỗ chân lông nhờ vậy mà ngăn ngừa mụn tốt.
BHA có rất nhiều nồng độ khác nhau, nhưng thích hợp để dùng tại nhà nhất là 0.5% - 2%. Với nồng độ như trên sẽ giúp cho da bạn được cải thiện một cách nhẹ nhàng nhất.
Một số công dụng tiêu biểu của BHA như sau:
Sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông: BHA có thể tan tốt trong dầu, nhờ vậy mà nó len lỏi sâu vào các lỗ chân lông để làm sạch dầu thừa, bụi bẩn.
Trị mụn, làm mờ vết thâm: BHA còn có tác dụng kháng viêm, nên hỗ trợ điều trị mụn và thâm mụn rất hiệu quả.
Chống lão hoá: Loại hoạt chất này còn có tác dụng là tẩy tế bào chết, kích thích hoạt động sản xuất collagen và tế bào mới. Nhờ vậy mà chống lão hóa và nếp nhăn rất tốt.
Nếu kết hợp BHA với chất không phù hợp sẽ làm da bị tổn thương. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu BHA không nên kết hợp với gì nhé.
Nếu bạn dùng BHA để chống lão hóa không nên kết hợp cùng một ngày với các loại acid tẩy tế bào chết. Bởi vì nó sẽ làm da của bạn mất đi hàng bảo vệ và bong tróc mạnh mẽ hơn. Điều này làm da bạn không được cải thiện mà xuống cấp mạnh mẽ hơn.
Vậy nên bạn hãy dùng BHA cách ngày hoặc xen kẽ với retinol. Bên cạnh đó nhớ cấp nước và dưỡng ẩm đầy đủ để da không bị khô và trở nên yếu đi.
Benzoyl peroxide là thành phần dưỡng da với khả năng tẩy tế bào chết rất mạnh mẽ. Nên nếu kết hợp với BHA sẽ khiến làn da của bạn bị kích ứng, trở nên khô hoặc tiết nhiều dầu nhờn.
Do đó, bạn không nên kết hợp BHA và Benzoyl Peroxide, để tránh các tác dụng phụ như là mẩn đỏ, kích ứng, bong tróc,...
Vitamin C không ổn định nên khi kết hợp với các loại acid khác sẽ mất cân bằng pH và không phát huy được hết tác dụng.
Bạn không nên dùng BHA và Vitamin C cùng một khoảng thời gian. Tốt nhất là thoa vitamin C vào buổi sáng, còn BHA nên dùng vào buổi tối. Bởi vì dùng vitamin C sẽ giúp chống lại tác hại của tia UV, còn BHA thì có khả năng thúc đẩy sản sinh tế bào mới nên dùng vào buổi tối sẽ hiệu quả hơn.
Các loại acid như BHA sở hữu nồng độ pH khá thấp, khoảng 3 - 4. Còn Niacinamide lại có nồng độ pH từ 5 - 7, nên nếu kết hợp với nhau sẽ làm hiệu quả dưỡng da bị giảm đi đáng kể. Do đó, bạn nên thoa BHA trước rồi đợi 20 - 30 phút mới bôi Niacinamide.
Adapalene là Retinoids thế hệ 2, nó có tác dụng là trị mụn và kháng viêm. Hợp chất này sử dụng cùng với BHA sẽ gây ra các tác dụng phụ như kích ứng, mẩn đỏ và khó chịu.
Sau khi biết BHA không nên kết hợp với gì, hãy cùng tham khảo các lưu ý khi dùng hoạt chất này.
Chọn thành phần phù hợp khi sử dụng cùng BHA: Đầu tiên bạn cần hiểu rõ tình trạng da của mình, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Khi xác định được tình trạng da sẽ giúp bạn lựa chọn thành phần chăm sóc da phù hợp.
Dùng từ nồng độ thấp đến nồng độ cao: Để da bạn không bị kích ứng khi mới dùng BHA, nên sử dụng từ loại có nồng độ thấp nhất. Điều này sẽ giúp da của bạn từ từ thích nghi với BHA và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thử nghiệm trước khi dùng lên da: Bạn nên sử dụng BHA lên một vùng da nhỏ trước để xem phản ứng của cơ thể, sau đó mới dùng cho vùng da lớn hơn.
Kết hợp BHA với các chất dưỡng ẩm: Để hạn chế tình trạng da bị mất nước do sự bong tróc tế bào chết và khả năng làm sạch mạnh mẽ của BHA thì nên dưỡng ẩm kỹ càng.
Luôn thoa kem chống nắng: Khi dùng BHA sẽ khiến da bạn nhạy cảm, vậy nên dùng kem chống nắng là vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp da khỏe mạnh.
Sử dụng một lượng vừa đủ: Không nên sử dụng lượng quá nhiều acid trong một lần, bởi nó sẽ làm da của bạn bị khô và ảnh hưởng đến cấu trúc da.
Chắc chắn với những gì chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết BHA không nên kết hợp với gì. Hãy áp dụng các kiến thức này để biết cách dùng BHA một cách hợp lý và hiệu quả nhất nhé.