Bắn laze trị tàn nhang có tốt không? Tác dụng phụ ít ai biết

Tác dụng phụ phổ biến của bắn laze trị tàn nhang

Bắn laze trị tàn nhang có một số tác dụng phụ phổ biến như:

  • Da bị đỏ, sưng hoặc ngứa: Đây là hiện tượng phổ biến nhất sau khi bắn laze trị tàn nhang. Tia laser có thể phá hủy lớp biểu bì trên cùng của da khiến làn da của bạn bị sưng, ngứa và đỏ. Triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, làn da bị ửng đỏ sẽ kéo dài thêm một vài tuần sau đó. 

  • Đau: Do tia laser sinh nhiệt cao và gây bỏng cho da.

  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Sau khi bắn laze trị tàn nhang, làn da của bạn sẽ trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi bạn ra ngoài hãy dùng kem chống nắng và che chắn thật kỹ để hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời. 

  • Thay đổi sắc tố da: Nếu tia laser không phù hợp với màu da của bạn. Da bạn có thể bị sậm màu hơn hoặc sáng hơn so với tone da ban đầu. Đặc biệt, đối với người châu Á da vàng, bạn dễ bị tăng sắc tố da nghĩa là da sẽ bị sậm màu hơn.

  • Bầm tím: Các vết bầm tím này xảy ra khi điều trị laser trên vùng da điều trị bị bị ban xuất huyết, hoặc tạo nên các đốm màu tím trên da khi mạch máu dưới da bị lộ ra. Các vết bầm tím sẽ mờ dần sau một thời gian.

  • Tạo một đường ranh: Đường ranh giới này xuất hiện như một dải phân cách giữa khu vực da không bắn laze và khu vực da có bắn laze (da bị sạm màu hơn). Đường ranh thường xuất hiện ở môi, quanh mắt và quai hàm của khuôn mặt. 

Tác dụng phụ nghiêm trọng của bắn laze trị tàn nhang

Bỏng, sẹo, rối loạn sắc tố, tổn thương mắt và nhiễm trùng là những tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi bắn laze trị tàn nhang.

Bỏng

Bỏng xảy ra do nhiệt sinh ra từ chùm tia laser sinh nhiệt quá mức hoặc do làm mát không đủ. 

Để giảm nguy cơ biến chứng này, nên chiếu chùm tia laser xung hoặc phân đoạn trong phạm vi mili giây đến nano giây, sử dụng nhiều đợt để cho phép giãn nhiệt từ chùm laser.

Ngoài ra, có thể bổ sung các thiết bị làm mát khác nhau để hạn chế việc làm nóng các phần da không được nhắm mục tiêu. Hiện nay, có nhiều loại máy laser tích hợp công nghệ làm mát có thể sử dụng trước, trong và sau điều trị, nên nguy cơ bỏng sẽ ít hơn.

Sẹo

Điều trị nám bằng laser có thể tạo ra sẹo do bỏng trong quá trình điều trị, do vết thương bất thường hoặc bị nhiễm trùng. 

Để khắc phục sẹo do điều trị bằng laser có thể sử dụng steroid tại chỗ hoặc trong vết thương, gel silicon hoặc tấm silicon.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là do khi bắn laze trị nám gây ra vết thương trên da và làm cho da dễ bị vi khuẩn xâm nhập. 

Để hạn chế nhiễm trùng khi bắn laze, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên và nên điều trị dự phòng bằng thuốc kháng vi-rút trong 7 đến 14 ngày sau phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Tổn thương mắt

Tia laser có nguy cơ gây tổn thương mắt cho mọi người trong phòng, kể cả bệnh nhân và chuyên gia chăm sóc sức khỏe. 

Tổn thương mắt là do chùm tia laze tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc do phản xạ hay khuyếch tán. Tổn thương mắt có thể gặp phải là hỏng giác mạc, tổn thương võng mạc, thậm chí gây mù vĩnh viễn. 

Để ngăn ngừa tổn thương mắt, tất cả mọi người trong phòng khi thực hiện bắn laze trị tàn nhang nên đeo kính bảo vệ mắt được xếp hạng theo bước sóng của tia laser được sử dụng; trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể đeo tấm che mắt bằng kim loại sẽ thực tế hơn.

Lưu ý cần biết sau khi điều trị tàn nhang bằng laser

Sau khi điều trị tàn nhang bằng laser, màu sắc của vết nám, tàn nhang sẽ mờ dần và sáng hơn. Tuy nhiên, da mỏng và dễ kích thích hơn nên da rất dễ bị tổn thương trước ánh nắng mặt trời. 

  • Bạn không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều, nên bảo vệ mình khỏi ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. 
  • Khi ra ngoài, bạn cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao từ 50 trở lên và che chắn cẩn thận bằng áo chống nắng. 
  • 12 giờ đầu tiên sau khi bắn laser bạn không nên tắm. Tắm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị.
  • Chườm đá đều đặn để giảm tác dụng phụ và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. 
  • Ngoài ra, bạn cần phải làm theo các khuyến nghị từ bác sĩ, chuyên gia y tế, nếu co

Một vấn đề khác cần lưu ý sau khi điều trị tàn nhang bằng laser là tắm. 12 giờ đầu tiên sau khi điều trị có tầm quan trọng rất lớn. Trong thời gian này, bệnh nhân không nên tắm. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị bằng laser. Chườm đá có thể được áp dụng đều đặn để giảm tác dụng phụ sau khi áp dụng và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Tất nhiên, bạn cần phải làm theo hướng dẫn và các khuyến nghị được đưa ra bởi bác sĩ của bạn. 

Câu hỏi thường gặp

Có thể bắn laze trị tàn nhang khi mang thai không?

Bắn laze trị tàn nhang không được khuyến khích khi mang thai bởi có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh do tia laser sinh nhiệt cao có thể làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.

Trị nám bằng laser có quay trở lại không?

Tình trạng nám da khó có thể loại bỏ hoàn toàn, vì vậy nám có thể quay lại sau thời gian điều trị. Theo thống kê, người có tông da màu tối dễ tái phát hơn.