1900 7067
Đăng ký thông tin

Phun Xăm Môi Bị Sưng: 6 Cách Khắc Phục Đơn Giản Tại Nhà

Sưng môi sau khi phun xăm là một tác dụng phụ phổ biến, nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn hãy thực hiện một số bước theo sự hướng dẫn của Ngọc Hường để giảm thiểu sưng tấy và thúc đẩy vết thương mau lành ngay tại nhà nhé!

Mục lục

    Xăm môi bị sưng có sao không?

    Xăm môi bị sưng là tác dụng phụ thường gặp bởi khi phun xăm môi sử dụng đầu kim siêu nhỏ để đưa mực vào lớp thượng bì của môi, mà vùng da môi rất nhạy cảm nên dù ít hay nhiều thì nó cũng để lại những tổn thương trên môi và sưng là một phản ứng bình thường của cơ thể.

    Vì thế, để trả lời cho câu hỏi "xăm môi bị sưng có sao không" thì câu trả lời sẽ là "Không". Tuy nhiên, nếu tình trạng môi bị sưng kéo dài, kèm theo đau, mưng mủ thì bạn cần phải biết nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách xử lý, khắc phục kịp thời.

    Nguyên nhân khiến xăm môi bị sưng

    Sưng môi sau khi phun xăm dù là một tác dụng phụ phổ biến nhưng có một số nguyên nhân dẫn đến sưng môi như:

    1. Do cơ địa của mỗi người

    Đối với những trường hợp: 

    • Người có da môi quá mỏng

    • Người có cơ địa máu loãng

    • Người đang trong thời kỳ kinh nguyệt

    • Người đang cho con bú

    • Người bị tiểu đường lâu năm

    • Người đang sử dụng các sản phẩm giúp làm loãng máu

    Với những người rơi vào các trường hợp trên thì các chị em rất dễ bị ra nhiều máu và nhiều nước mô trong quá trình phun xăm. Việc ra nhiều máu, nhiều nước mô trong quá trình xăm sẽ khiến cho việc đưa mực phun vào trong lớp thượng bì môi trở nên khó khăn hơn. 

    Trong trường hợp cơ địa chị em thuộc loại da dữ hoặc nằm trong những trường hợp trên thì các chuyên viên phun xăm không được làm quá mạnh tay mà với những trường hợp này thì các chuyên viên thẩm mỹ phải làm thật nhẹ nhàng để đưa mực phun vào từ từ. Các chuyên viên sẽ phun lướt một lượt và dùng thuốc tê để trợ giúp cho da đánh lại và co các thành mạch dưới da để giúp cho máu và nước mô không đẩy ngược mực ra bên ngoài.

    2. Sử dụng hàm lượng ủ tê quá mạnh

    Có một vài trường hợp ngay sau khi vừa ủ tê môi xong, chưa kịp xăm môi thì môi đã bị sưng. Chính vì vậy, việc ủ tê môi đúng cách là việc rất quan trọng để giúp cho đôi môi của chị em sau khi xăm hạn chế được tối đa việc sưng phồng. 

    Trong trường hợp này, các chuyên viên thẩm mỹ cần phải dùng kem tê kết hợp với nước trong gói tê không hình để tránh gây đau, gây cháy biểu bì môi.

    3. Chấn thương khi phun xăm

    Môi rất mỏng và dễ bị chấn thương, nên khi thực hiện đầu kim phun lên môi có thể gây ra một số chấn thương nhỏ dẫn đến sưng môi, tấy bầm.

    4. Phản ứng dị ứng

    Một số người có thể bị dị ứng với mực phun hoặc các vật dụng trong quá trình phun xăm.

    5. Nhiễm trùng

    Xăm môi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do có vi khuẩn trong miệng. Nhiễm trùng có thể gây ra sưng, đau, tấy ở môi.

    6. Viêm

    Phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với quá trình phun xăm có thể gây viêm ở môi từ đó dẫn đến sưng tấy và khó chịu.

    7. Tích tụ chất lỏng

    Khi phun xăm môi, môi rất dễ tích tụ chất lỏng, và điều này cũng dẫn đến sưng môi.

    8. Sử dụng mực phun không đạt chuẩn

    Hiện nay có rất nhiều địa chỉ phun xăm không uy tín, sử dụng các loại mực phun không rõ nguồn gốc, pha lẫn tạp chất quá nhiều vào mực phun. Do đó, sẽ gây nên những hậu quả khó lường khi sử dụng mực phun không rõ nguồn gốc.

    Theo đó, sử dụng mực phun không đạt chuẩn để xăm môi sẽ khiến môi bị dị ứng, kích ứng, sau khi xăm sẽ bị nổi mụn, phồng rộp, đau rát, viêm sưng kéo dài, đồng thời còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và có thể gây ra các biến chứng khác.

    9. Sử dụng kỹ thuật cũ, lạc hậu

    Sử dụng kỹ thuật cũ, lạc hậu cũng là nguyên nhân khiến cho môi bị viêm sưng lâu ngày. Bởi phương pháp kỹ thuật xăm này là việc sử dụng đầu kim thô, to tác động trực tiếp lên da môi sẽ làm môi bị tổn thương nặng hơn và tạo ra vết thương hở. Do đó, nếu chăm sóc môi không đúng cách sẽ dễ dàng khiến môi bị nhiễm khuẩn, từ đó làm môi bị sưng, đau rát thậm chí có thể gây nhiễm trùng môi.

    10. Chế độ chăm sóc sau khi xăm môi

    Chế độ chăm sóc môi sau khi xăm sẽ quyết định đến việc môi bị sưng diễn ra nhanh hay chậm. Dù chị em có một cơ địa tốt, sử dụng mực xăm lành tính hay lựa chọn được cơ sở xăm môi hiện đại và lành nghề nhưng không tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc sau khi xăm thì vẫn có thể khiến môi bạn bị sưng trong thời gian dài. 

    Do đó, để tránh môi bị sưng thì các bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ ăn uống, cần phải kiêng một số loại thực phẩm khiến môi bị sưng. 

    11.  Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ không đạt chuẩn

    Việc lựa chọn cơ sở xăm môi uy tín, chất lượng cũng sẽ giúp làm giảm khả năng bị nhiễm trùng và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Ngay nay có nhiều công nghệ xăm môi hiện đại được cải tiến nhằm làm giảm mức độ xâm lấn của đầu kim đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ mực phun trên lớp thượng bị. Ngoài ra việc sử dụng công nghệ phun xăm hiện đại cũng sẽ giúp môi lên màu đều, đẹp tự nhiên và hạn chế được việc xăm môi bị sưng.

    Bên cạnh đó, tay nghề của thợ xăm môi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục sau khi phun. Những thợ phun mới có thể ấn lực tay đi kim quá sâu làm tổn thương nhóm cơ trên môi khiển việc môi bị sưng càng trầm trọng hơn. Còn đối với kỹ thuật viên lành nghề, có thể điều chỉnh lực từ tay xuống đầu kim một cách nhẹ nhàng, vừa phải để không tác động quá mạnh lên bề mặt của da môi tránh tình trạng xâm lấn mạnh. 

    Vì vậy, những thợ phun xăm có trình độ cao, giàu kinh nghiệm sẽ luôn đảm bảo được kỹ thuật tạo dáng, tạo màu và hạn chế tối đa tổn thương cho môi. 

    Thực tế xăm môi không sưng, không đau tại Ngọc Hường

    >>> Xem ngay: Bảng giá xăm môi cập nhật mới nhất

    6 Cách làm giảm sưng môi sau khi xăm đơn giản 

    1. Chườm đá

    Chườm đá là phương pháp làm giảm sưng môi đơn giản, dễ làm mà lại hiệu quả nhất. Việc sử dụng đá lạnh sẽ giúp tăng cường lưu thông dịch, làm giảm tình trạng giảm sưng và viêm.

    Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần lấy khăn mềm bọc viên đá lạnh lại rồi nhẹ nhàng di đều xung quanh môi. Thực hiện 5 - 10 phút mỗi lần, thực hiện nhiều lần trong ngày.

    2. Tránh thức ăn cay nóng

    Ăn thức ăn cay nóng có thể gây kích ứng vùng xăm môi và làm tăng vùng sưng tấy. Vì vậy, sau khi thực hiện phun xăm môi bạn chỉ ăn những thức ăn mềm, nguội như sữa chua, bánh pudding hoặc khoai tây nghiền trong vài ngày đầu. 

    Bạn nên ăn bổ sung một số loại thực phẩm cần thiết và kiêng một số loại thực phẩm có thể dẫn đến sẹo, dị ứng, kích thích để quá trình giảm sưng môi được hiệu quả hơn.

    Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý là yếu tố quan trọng giúp môi sau khi phun xong đỡ bị sưng hơn. Bạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất như thịt, trứng, sữa, rau củ quả…nhưng cần lưu ý những đồ ăn sau không nên ăn:

    • Thuốc lá, nước ngọt, bia.. có chất kích thích sẽ làm môi bạn càng sưng nặng hơn.

    • Đồ ăn cay nóng tác động vào môi khiến môi bị sưng tấy nhiều hơn sau khi phun xong.

    • Trong da gà có chứa chất ức chế liền vết thương của da nên nếu bạn muốn môi nhanh khỏi, không có sẹo thì không nên ăn thịt gà.

    • Các món tanh liên quan đến hải sản như cá, tôm, mực…sẽ khiến môi bạn trở nên ngứa ngáy, vết thương lâu lành hơn.

    • Các đồ ăn như gạo nếp, xôi…rất dễ sưng mủ khi môi bị sưng.

    • Rau muống là loại rau có tính làm đầy da nên khi môi bị sưng bạn ăn vào rất dễ bị sẹo lồi trên vết thương. Vì vậy bạn nên tránh loại rau này không ăn nhé.

    3. Kê cao đầu

    Khi ngủ bạn hãy kê cao đầu bằng một chiếc gối, nằm ngẩng cao đầu giúp các chất lỏng tại vùng mặt không bị tích tụ lại một chỗ gây nên tình trạng sưng môi. Lúc nghỉ ngơi hãy ngồi tựa ghế để ngửa đầu ra sau, việc này sẽ giúp tình trạng viêm sưng môi giảm một cách rõ rệt. Bạn nên thực hiện trong vài ngày đầu sau khi xăm. 

    4. Tránh chạm vào môi 

    Chạm hoặc cạy vào môi xăm có thể đưa vi khuẩn tới môi và dẫn đến nhiễm trùng. Giữ tay sạch sẽ và tránh chạm vào vùng xăm môi càng nhiều càng tốt.

    5. Vệ sinh răng miệng sau khi xăm môi

    Để tránh tình trạng môi bị sưng sau khi xăm môi, chị em cũng cần phải kiêng việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng để tránh làm tổn thương môi. Tùy vào cơ địa và tình trạng của mỗi người mà thời gian kiêng đánh răng sẽ khác nhau, thông thường việc kiêng đánh răng tốt nhất sẽ là khoảng 1 tuần sau khi môi đã bong tróc vảy hoàn toàn. Ngoài ra, các chị em cần phải lưu ý một số điều sau: 

    • Chỉ nên vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý từ 2 - 3 lần/ngày.

    • Sau khi môi bong vảy hoàn toàn thì chị em có thể đánh răng, nhưng vẫn cần phải thao tác thật nhẹ nhàng tránh để bàn chải cọ xát nhiều vào vùng môi, làm tổn thương môi.

    • Tuyệt đối không liếm môi, cắn môi hay sờ tay lên môi.

    • Không sử dụng son môi khi môi chưa bong hết vảy.

    6. Bôi thuốc

    Nếu tình trạng môi bị sưng nặng thì chị em có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm thiểu tình trạng này. Các loại thuốc thường được sử dụng sau khi phun môi như thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh kê đơn giúp làm giảm sưng tấy và chống lại nhiễm trùng khỏi các tác động từ môi trường ô nhiễm bên ngoài là Acyclovir, Alpha Choay. Loại thuốc này có thành phần lành tính, ngoài tác dụng giúp giảm sưng và bầm tím thì nó còn có công dụng giúp vết thương nhanh lành hơn.

    Một số vitamin tốt như vitamin E. vitamin C có thể trợ nhanh thành vết thương, tái tạo collagen khi phun môi bị sưng.

    Theo tham khảo của các chuyên gia y tế, khi sưng môi và hơi nhức nhẹ thì 2 loại thuốc có tác  dụng  giảm đam, kháng viêm nhanh hồi phục nhất đó là Acyclovir và Alphachoay.

    Tuy nhiên lưu ý rằng bạn không nên tự ý mua các loại thuốc khi môi bị sưng, phải có chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, không bị sưng mủ, mẩn ngứa dẫn đến ảnh hưởng về sức khỏe.

    Lưu ý quan trọng sau khi phun xăm môi

    Để sở hữu được đôi môi căng mọng quyến rũ, lên màu chuẩn đẹp sau khi phun thì cách chăm sóc môi đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, sau khi xăm môi các chị em cần phải tuân thủ chế độ chăm sóc dưới đây: 

    • Để chăm sóc môi sau khi xăm môi bị sưng thì các chị em cần phải cử động môi nhiều, dù môi đang bị sưng tấy khó chịu. Việc cử động môi thường xuyên sẽ giúp tan thuốc ủ tê đắp lên môi trong quá trình thực hiện xăm, khiến giảm bớt cảm giác tê cứng. 

    • Nếu xăm môi bị sưng cần lưu ý về vấn đề khi ăn uống, tránh để thức ăn dính lên bề mặt môi. Khi uống nước hãy sử dụng ống hút để tránh nước tiếp xúc trực tiếp với môi, ăn các món ăn ít gia vị và dầu mỡ để tránh bị loang ra môi. Khi quyết định xăm môi, hãy chuẩn bị sẵn bông y tế, dung dịch nước muối loãng NaCl 0.9% để vệ sinh nhẹ nhàng. Khi vệ sinh nên chấm bông nhẹ nhàng trên môi thay vì lau quệt để tránh làm tổn thương lớp da môi đang tái tạo lại.

    • Ngày đầu tiên sau khi xăm môi, chị em nên súc miệng bằng dung dịch nước muối loãng thay vì dùng kem đánh răng. Vì sử dụng kem đánh răng có thể khiến vùng da môi vốn đang bị kích thích trở nên nóng rát và khó chịu hơn.

    • Đặc biệt sau khi xăm môi mà môi vẫn bị sưng thì chị em tuyệt đối không được chạm tay lên môi để bóc vảy và hãy để môi tự bong ra một cách tự nhiên. Sau khi phun môi khoảng 4 - 5 ngày là môi sẽ tự bong và để lại lớp màu căng bóng tự nhiên.

    Ngoài ra, cần chú ý sau khi thấy môi bị sưng thì chị em nên sử dụng đúng loại thuốc bôi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để môi có tốc độ hồi phục nhanh nhất. Nhìn chung, quy trình thoa dưỡng cần phải được chú ý những điều sau: 

    • Trong vòng 8 tiếng sau khi làm môi, chú ý thấm nước trên môi nếu còn. Tránh để môi tiếp xúc với nước như rửa mặt, uống nước, đi mưa,...

    • Khi môi bắt đầu quá trình bong vảy, hãy sử dụng vitamin A dạng bôi để môi tiếp tục bong tróc tự nhiên

    • Sau khi môi đã bong tróc hết là lúc môi đã bắt đầu hồi phục, môi có màu tự nhiên thì có thể sử dụng son dưỡng môi.

    Phun môi bị sưng khi nào cần gặp bác sĩ

    Hầu hết các trường hợp phun môi bị sưng sẽ hết sưng sau 3-5 ngày, tuy nhiên khi bạn đã thực hiện hết các cách điều trị tại nhà trên mà tình trạng không thuyên giảm hoặc gặp phải một số vấn đề dưới đây thì bạn nên tới gặp bác sĩ ngay nhé!

    Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:ới bác sĩ nếu:
    • Môi bị lở loét và kéo dài hơn 10 ngày.
    • Môi có vết thương đang tiết dịch hoặc mủ
    • Môi sưng tấy, mẩn đỏ, đóng vảy và bị ngứa dai dẳng.

    Câu hỏi thường gặp

    1. Phun môi bị sưng có bình thường không?

    Môi bị sưng sau khi xăm môi là hiện tượng bình thường nhưng nếu bạn cảm thấy sưng nhiều quá, thì hãy đến gặp bác sĩ.

    2. Phun môi bị sưng bao nhiêu ngày?

    Thông thường đối với những người có cơ địa lành tính thì sau khi phun môi sẽ bị sưng khoảng 3 ngày. Nếu người có da nhạy cảm hơn có thể kéo dài từ 5-7 ngày.  Sau khi hết sưng môi sẽ tróc vảy dần và dần dần trở về bình thường như ban đầu. 

    Như vậy bài viết trên chúng tôi đã đưa ra nguyên nhân khiến xăm môi bị sưng và cách khắc phục. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tránh được tình trạng môi bị sưng sau khi xăm nhé. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay vấn đề cần giải đáp thì hãy liên hệ ngay với TMV Ngọc Hường theo số tổng đài Hotline 19007067 để được hỗ trợ giải đáp một cách chi tiết nhất nhé.

    Liên hệ